Cùng theo dõi Hưng Võ Land để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến hệ thống bản đồ Việt Nam.

Từ xưa đến nay bản đồ Việt Nam luôn có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong thực tiễn. Hiểu được tầm quan trọng của bản đồ, Hưng Võ Land xin gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về bản đồ lãnh thổ đất nước ta như: Bản đồ hành chính năm 2021, Bản đồ địa lý phóng to, Bản đồ 63 tỉnh thành mới nhất 2021, Bản đồ 7 vùng kinh tế, Bản đồ 3 miền Bắc Trung Nam

Bản đồ hành chính Việt Nam 
Bản đồ hành chính Việt Nam

Khái niệm bản đồ và ý nghĩa của bản đồ hành chính Việt Nam 

Bản đồ là gì?

Bản đồ là hình vẽ mô tả bề mặt của Trái Đất bằng các tỷ lệ thu nhỏ khác nhau. Tất cả các khu vực địa lý, phân bổ tự nhiên, hiện tượng xã hội,… đều được thể hiện rõ ràng trên cùng mặt phẳng thông qua các nguyên tắc nhất định. Mỗi đối tượng sẽ được biểu thị bởi ký hiệu, màu sắc khác nhau trên bản đồ.

Ý nghĩa của bản đồ hành chính

Bản đồ hành chính nước ta mang lại nhiều ý nghĩa trong cuộc sống như:

  • Học cách xem bản đồ Việt Nam giúp chúng ta biết được vị trí, phạm vi của 1 châu lục, 1 quốc gia hoặc 1 khu vực bất kỳ trên Trái Đất. Chúng ta còn xác định được tọa độ, diện tích, thể tích… của các đối tượng cần nghiên cứu.  
  • Đối với các lĩnh vực đặc thù như đất đai, xây dựng, bất động sản, giao thông vận tải,… bản đồ được sử dụng để quản lý đất đai, phân tích địa thế dự án, khảo sát môi trường,…
  • Thông qua bản đồ, chúng ta còn có thể dễ dàng di chuyển mà không bị lạc đường. Ngành du lịch có thể tận dụng lợi thế này để xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai. 

Các cách phân loại bản đồ Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng rất nhiều loại bản đồ. Mỗi loại bản đồ sẽ có đặc điểm, tỷ lệ, ký hiệu và ý nghĩa khác nhau. Vậy bản đồ được phân loại dựa theo yếu tố nào?

Dựa theo tỷ lệ bản đồ

Dựa theo tỷ lệ, bản đồ Việt Nam 2021 được chia thành 3 loại, đó là:

  • Bản đồ tỷ lệ nhỏ.
  • Bản đồ tỷ lệ trung bình.
  • Bản đồ tỷ lệ lớn. 

Dựa theo đối tượng thể hiện

Theo đối tượng thể hiện, bản đồ sẽ chia thành 2 nhóm là:

  • Bản đồ thiên văn: Liên quan đến bầu trời, các vì sao, thiên thể và hành tinh.
  • Bản đồ địa lý: Thể hiện những yếu tố xuất hiện trên bề mặt lãnh thổ như địa giới, đất đai, điều kiện kinh tế – xã hội,…   

Dựa theo nội dung

Với cách phân loại theo nội dung, bản đồ Việt Nam bao gồm 2 nhóm:

  • Nhóm địa lý chung là loại bản đồ mô tả các vấn đề liên quan đến địa giới, địa bàn như: giao thông, dân cư, thủy văn,…
  • Nhóm chuyên đề là các loại bản đồ mô tả các chủ đề khác nhau như: cảnh quan, dân cư, khí hậu, địa chất, khoáng sản… Nhóm bản đồ này thường bao quát hơn nhóm bản đồ địa lý chung.

Dựa theo lãnh thổ

Theo lãnh thổ Việt Nam, bản đồ có thể chia thành:

  • Bản đồ vùng miền.
  • Bản đồ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mỗi loại bản đồ đều mang ý nghĩa vô cùng to lớn
Mỗi loại bản đồ đều mang ý nghĩa vô cùng to lớn

Chức năng, vai trò của bản đồ Việt Nam

Bản đồ VN có chức năng, vai trò vô cùng quan trọng. Công cụ này giúp con người giải quyết công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Chức năng của bản đồ

  • Cập nhật thông tin về toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: dân cư, địa hình, thời tiết,…
  • Được sử dụng để làm công cụ, tư liệu trong quá trình học tập và giảng dạy tại trường học.
  • Được sử dụng để tìm kiếm địa điểm. Thông qua các ứng dụng bản đồ, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến địa điểm mong muốn, từ quán ăn, nhà hàng đến siêu thị, ngân hàng đều được cập nhật đầy đủ.

Vai trò của bản đồ Việt Nam

  • Trong khoa học, bản đồ là công cụ để nghiên cứu, giúp chúng ta nắm được những thông tin chính xác nhất về sự thay đổi của các yếu tố trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Trong thực tiễn, bản đồ có vai trò cực kỳ to lớn. Bất kể là ngành giáo dục, xây dựng, nông nghiệp, quân sự hay du lịch đều cần có bản đồ. Bản đồ là công cụ hỗ trợ khảo sát địa hình, quản lý đất đai, quy hoạch phát triển kinh tế,… 

Phân loại các loại bản đồ Việt Nam

Việc phân loại bản đồ đất nước giúp quá trình sử dụng thuận tiện hơn. Dựa theo lĩnh vực cần nghiên cứu, người ta có thể lựa chọn loại bản đồ phù hợp. Dưới đây là các loại bản đồ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Bản đồ địa lý

Bản đồ địa lý có hình dạng tựa như hình chữ S bao gồm 63 tỉnh thành được chia thành 3 miền là Bắc, Trung, Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3200km chưa tính các đảo, quần đảo. 

Bản đồ 63 tỉnh thành Việt Nam
Bản đồ 63 tỉnh thành Việt Nam

Bản đồ giao thông Việt Nam

Bản đồ các tỉnh thành dưới đây sẽ khái quát toàn bộ hệ thống giao thông, khoảng cách giữa các tỉnh thành trên lãnh thổ.

Bản đồ giao thông năm 2021
Bản đồ giao thông năm 2021

Hệ thống giao thông ở nước ta bao gồm:

  • Đường bộ có tổng chiều dài hơn 220.000km bao gồm: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…
  • Đường sắt có tổng chiều dài hơn 2600km gồm 5 tuyến đường sắt chính đi qua 35 tỉnh thành.
  • Đường hàng không có 28 sân bay. Trong đó, 2 sân bay lớn và có vai trò quan trọng nhất là Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
  • Đường thủy nội địa sẽ xuất phát từ các cảng biển lớn như: Vũng Tàu, Hải Phòng, Đà Nẵng,…  

Bản đồ địa hình Việt Nam

Thông qua bản đồ địa hình, chúng ta có thể xác định được địa hình đồi núi, đồng bằng. Mỗi địa hình sẽ được biểu thị gam màu có mức độ đậm nhạt khác nhau. Địa hình đồi núi được biểu thị bằng màu vàng, cam đến đỏ tùy vào độ cao. Còn địa hình đồng bằng được biểu thị bằng màu xanh lá.

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn trên lãnh thổ Việt Nam
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn trên lãnh thổ Việt Nam

Bản đồ khí hậu Việt Nam

Mặc dù Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam lại có sự khác biệt giữa 3 vùng miền: Bắc, Trung và Nam. Những thông tin trong bản đồ khí hậu giúp chúng ta nhận biết được đặc điểm khí hậu của mỗi vùng miền. Chế độ gió và lượng mưa trung bình trong năm cũng được thể hiện chi tiết trên bản đồ các tỉnh.

Các vùng khí hậu tại Việt Nam
Các vùng khí hậu tại Việt Nam

Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam

Việt Nam có nguồn tài nguyên rất đa dạng, phong phú. Hình ảnh bản đồ Việt Nam dưới đây mô tả sự phân bố địa chất, khoáng sản ở mỗi vùng miền.  

Sự đa dạng khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam
Sự đa dạng khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam

Cập nhật bản đồ vệ tinh mới nhất 2021 

Bản đồ vệ tinh trực tuyến được đánh giá là loại bản đồ hiện đại nhất tính tới thời điểm này. Tất cả các chi tiết được thể hiện trong loại bản đồ này đều là các mô hình 3D. Vì vậy, qua bản đồ Việt Nam 3D, bạn có thể dễ dàng quan sát hệ thống giao thông, đường xá, ngõ ngách, các tòa nhà lớn và thậm chí là những căn nhà nhỏ. 

Bản đồ Việt Nam qua vệ tinh
Bản đồ nhìn qua qua vệ tinh

Bản đồ Việt Nam các khu kinh tế và công nghiệp

Khu kinh tế & công nghiệp là các khu vực được quy hoạch để phục vụ cho công tác phát triển công nghiệp. Các khu kinh tế & công nghiệp sẽ được Chính phủ cho phép đầu tư cơ sở hạ tầng và có hệ thống pháp lý riêng. 

Các khu kinh tế, công nghiệp trọng điểm của Việt Nam
Các khu kinh tế, công nghiệp trọng điểm của Việt Nam

Thông qua bản đồ các tỉnh thành đất nước chúng ta có thể xác định được 7 vùng kinh tế là: Trung du và miền núi phía Bắc (bao gồm Tây Bắc và Đông Bắc), Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. 

Bản đồ du lịch

Nhờ đặc điểm về địa hình, khí hậu độc đáo mà Việt Nam đang sở hữu nhiều địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách. Bên cạnh đó, lãnh thổ Việt Nam còn có hàng nghìn đảo, quần đảo lớn nhỏ. Những yếu tố này không những thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn với nền kinh tế nước nhà.

Bản đồ du lịch Việt Nam
Bản đồ du lịch Việt Nam

Nhìn vào bản đồ 63 tỉnh thành Việt Nam mới biết tại sao ngành du lịch nước ta lại phát triển đến vậy. Các địa điểm du lịch trải dài từ Bắc vào Nam. Bất kể thời gian nào trong năm bạn đều có thể lựa chọn được địa điểm du lịch ưng ý.

Bản đồ khu vực miền Bắc Việt Nam

Miền Bắc Việt Nam (gọi tắt là Bắc Bộ) là tên gọi của 1 vùng địa lý ở phía Bắc của lãnh thổ. Khu vực này có phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp biển và phía Tây giáp Lào.

Vùng Bắc Bộ được chia thành 3 vùng lãnh thổ: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng.

Bản đồ vùng Bắc Bộ Việt Nam
Bản đồ vùng Bắc Bộ Việt Nam

Bản đồ khu vực Tây Bắc Bộ

Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái.

Bản đồ Tây Bắc Bộ Việt Nam
Bản đồ Tây Bắc Bộ Việt Nam

Bản đồ khu vực Đông Bắc Bộ

Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang. 

Bản đồ Đông Bắc Bộ Việt Nam
Bản đồ Đông Bắc Bộ Việt Nam

Bản đồ khu vực Đồng bằng Sông Hồng

Khu vực này gồm các tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Bản đồ Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam
Bản đồ Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam

Bản đồ khu vực miền Trung Việt Nam 

Miền Trung Việt Nam (gọi tắt là Trung Bộ) là khu vực ở giữa lãnh thổ Việt Nam. Dải đất miền Trung nằm giữa dãy núi cao phía Tây và bờ biển phía Đông. Đường bờ biển của Trung Bộ dài hơn 2000km. Đây cũng là vùng lãnh thổ có chiều ngang hẹp nhất Việt Nam.

Bản đồ vùng Trung Bộ Việt Nam
Bản đồ vùng Trung Bộ Việt Nam

Bản đồ khu vực Nam Trung Bộ

Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Bản đồ Nam Trung Bộ Việt Nam
Bản đồ Nam Trung Bộ Việt Nam

Bản đồ khu vực Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Bản đồ Bắc Trung Bộ Việt Nam
Bản đồ Bắc Trung Bộ Việt Nam

Bản đồ khu vực miền Nam Việt Nam

Miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Nam Bộ) là tên gọi của 1 vùng địa lý ở phía Nam Việt Nam. Vùng lãnh thổ này bao gồm 17 tỉnh thành được chia thành 2 khu vực là: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng Sông Cửu Long). 

Bản đồ vùng Nam Bộ Việt Nam
Bản đồ vùng Nam Bộ Việt Nam

Bản đồ khu vực Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

Bản đồ Đông Nam Bộ Việt Nam
Bản đồ Đông Nam Bộ Việt Nam

Bản đồ khu vực Tây Nam Bộ – Đồng bằng sông Cửu Long

Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh thành: Thành phố Cần Thơ, An Giang, Bạch Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Bản đồ Tây Nam Bộ Việt Nam
Bản đồ Tây Nam Bộ Việt Nam

Bản đồ khu vực Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm 5 tỉnh thành. Địa hình của Tây Nguyên chủ yếu là đồi núi, địa chất tương đối phức tạp. 

Bản đồ khu vực Tây Nguyên
Bản đồ khu vực Tây Nguyên

Bản đồ 5 thành phố trực thuộc trung ương Việt Nam

Việt Nam đang có 5 thành phố trực thuộc trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Đây là thành phố có diện tích lớn nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Hà Nội đóng vai trò là trung tâm văn hóa – chính trị lớn và được xem như “trái tim” của Việt Nam.

 

Bản đồ thành phố Hà Nội
Bản đồ thành phố Hà Nội

Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là cảng biển lớn nhất ở miền Bắc nước ta. Đây cũng là trung tâm kinh tế – văn hóa – giáo dục lớn của vùng Bắc Bộ. Hải Phòng không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế mà còn là thành phố có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ.

Bản đồ thành phố Hải Phòng
Bản đồ thành phố Hải Phòng

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn thứ 2 sau Hà Nội. Mật độ dân số tại Hồ Chính Minh rất cao, khoảng 4.200 người/km2. Con số này cao gần gấp 2 lần so với Hà Nội.

Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh
Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Đà Nẵng

Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương thì Đà Nẵng là thành phố có diện tích nhỏ nhất. Tuy nhiên, nơi đây lại là trung tâm khoa học – công nghệ, kinh tế, chính trị lớn tại miền Trung Việt Nam. 

Bản đồ thành phố Đà Nẵng
Bản đồ thành phố Đà Nẵng

Thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố hiện đại bậc nhất của vùng Tây Nam Bộ. Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Cần Thơ nổi tiếng với các khu chợ nổi mang nét đặc trưng của vùng sông nước như: Chợ nổi Cái Răng hay Bến Ninh Kiều.

Bản đồ thành phố Cần Thơ
Bản đồ thành phố Cần Thơ

Mật độ dân số Việt Nam

Hiện nay, dân số Việt Nam là hơn 98 triệu người và mật độ dân số khoảng 317 người/km2. Việt Nam đang là quốc gia có dân số xếp thứ 3 trong Đông Nam Á, xếp thứ 8 khu vực Châu Á và thứ 15 trên toàn thế giới. 

Dưới đây là tổng hợp mật độ dân số của các thành phố trực thuộc Trung ương.

 

STT

Tỉnh/Thành phố Mật độ dân số
1 Hà Nội Khoảng 2.398 người/km2
2 Hồ Chí Minh Khoảng 4.292 người/km2
3 Hải Phòng Khoảng 1.289 người/km2
4 Cần Thơ Khoảng 885 người/km2
5 Đà Nẵng

Khoảng 828 người/km2

 

Bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ

Thông qua hình bản đồ dưới đây, chúng ta sẽ biết được quá trình khai phá, hình thành và phát triển các vùng miền trên lãnh thổ. Có thể thấy sự thay đổi của bản đồ đất nước ta tương đối phức tạp. Lý do bởi lãnh thổ của nước ta đã bị nước khác chiếm mất. Nhưng sau đó, chúng ta đã chinh phục để lấy lại được lãnh thổ và khai phá thêm những vùng đất mới. 

Sự thay đổi của bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ
Sự thay đổi của bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ

Lãnh thổ Việt Nam bắt đầu được khai phá từ vùng châu thổ Sông Hồng. Qua nhiều thế kỷ để khai hoang, chinh phục thì đến hiện nay, lãnh thổ nước ta đã trải dài đến khu vực Tây Nam Bộ.

Bản đồ Việt Nam thể hiện Sông Ngòi

Nước ta có hệ thống sông ngòi tương đối phức tạp. Do đặc điểm địa hình và điều kiện thời tiết đã tạo nên hơn 2300 con sông, suối, kênh lớn nhỏ. 

Phần lớn các con sông ở Việt Nam sẽ bắt nguồn từ vùng núi cao, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rồi đổ ra biển Đông. Tuy nhiên, có 2 con sông chảy theo hướng ngược lại là sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng.

Hệ thống sông ngòi của Việt Nam
Hệ thống sông ngòi của Việt Nam

Nhìn vào bản đồ 3 miền, chúng ta có thể thấy nước ta có 9 hệ thống sông lớn là:

  • Sông Hồng.
  • Sông Thái Bình.
  • Sông Kỳ Cùng – Bằng Giang.
  • Sông Mã.
  • Sông Cả.
  • Sông Thu Bồn.
  • Sông Ba.
  • Sông Đồng Nai.
  • Sông Mê Kông.

Trong số 9 hệ thống sông kể trên, sông Hồng và sông Mê Kông là 2 hệ thống sông lớn nhất hiện nay. Cũng nhờ vào các hệ thống sông ngòi chằng chịt như vậy đã giúp cho vùng đồng bằng có thêm nhiều phù sa màu mỡ.

Bản đồ Việt Nam bằng Tiếng Anh chi tiết các hòn đảo

Để đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài, bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành bằng Tiếng Anh đã được ra đời. Bằng cách này, mọi người đều có cơ hội tìm hiểu về đất nước Việt Nam, kể cả người nước ngoài.  

Bản đồ Việt Nam bằng Tiếng Anh
Bản đồ lãnh thổ bằng Tiếng Anh

Kết luận

Trên đây là những loại bản đồ Việt Nam mới nhất 2021 đã được Hưng Võ Land cập nhật đầy đủ. Thông qua những hình ảnh trên chúng ta mới thấy được 63 tỉnh thành của Việt Nam đều có đặc điểm địa hình, khí hậu, kinh tế riêng biệt. Các khách hàng cần mua nhà ở hoặc các nhà đầu tư bất động sản có thể tham khảo những thông tin trên để lựa chọn sản phẩm có vị trí phù hợp với mong muốn và nhu cầu. 

Nếu bạn cần thêm thông tin khác liên quan đến bản đồ đất nước ta hoặc các dự án bất động sản trọng điểm, hãy liên hệ với Hưng Võ Land qua hotline 0939.879.045 để được hỗ trợ.

One thought on “BẢN ĐỒ VIỆT NAM 63 TỈNH THÀNH MỚI NHẤT 2021

  1. Pingback: Lộ giới là gì? Cách xác định lộ giới đường mới nhất 2021 | Hưng Võ Land

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *