Bản Đồ Quy Hoạch Nhà Đất Thành Phố Sóc Trăng 2021

Tra cứu thông tin, bản đồ quy hoạch Sóc Trăng mới nhất năm 2021 và các đề án đầu tư tại Thành phố Sóc Trăng. 

Những thông tin được chia sẻ về bản đồ quy hoạch Sóc Trăng giai đoạn 2021 – 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Thành phố Sóc Trăng là một thành phố tỉnh lỵ nằm tại tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, nó còn là tỉnh ven biển thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Sóc Trăng là tỉnh thành sở hữu nhiều truyền thống văn hoá nổi bật, đặc sắc và riêng biệt. Trong đó, đáng nhắc đến là “văn hoá xứ giồng”, loại hình văn hoá thu hút nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư. Cùng tham khảo những dự án quy hoạch thành phố Sóc Trăng ngay sau đây!

Tính chất và mục tiêu của đề án Quy hoạch Sóc Trăng

  • Định hướng Thành phố Sóc Trăng lên đô thị loại II , trực thuộc tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, Sóc Trăng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, dịch vụ, giáo dục, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, y tế, công nghiệp của tỉnh.
  • Định hướng Sóc Trăng trở thành đô thị tỉnh lỵ, đô thị trọng điểm loại I mang tính đầu tàu trong hệ thống đô thị của tỉnh Sóc Trăng.
  • Có vị trí chiến lược tầm nhìn quan trọng về an ninh quốc phòng.
  • Trở thành đô thị trung tâm, cửa ngõ của tỉnh và đại diện cho cục phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Quy mô của đề án Quy hoạch mở rộng Thành phố Sóc Trăng

Quy hoạch Thành phố Sóc Trăng trở thành khu đô thị hiện đại, thông minh
Quy hoạch Thành phố Sóc Trăng trở thành khu đô thị hiện đại, thông minh

Phạm vi diện tích tự nhiên để nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch Sóc Trăng là khoảng 18.424,68 hecta. Trong đó, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Sóc Trăng với diện tích 7.600,86 ha. Khu vực mở rộng có diện tích khoảng 0.823,82 ha. Thành phố có vị trí tiếp giáp như sau:

  • Phía Nam: tiếp giáp các xã bao gồm xã Đại Tâm, xã Tài Văn, xã Thạnh Thới An (thuộc huyện Trần Đề), xã Tham Đôn (thuộc huyện Mỹ Xuyên).
  • Phía Tây: tiếp giáp các xã bao gồm xã Phú Mỹ (thuộc huyện Mỹ Tú), xã An Hiệp (huyện Châu Thành), xã An Ninh, xã Thuận Hưng.
  • Phía Bắc: tiếp giáp các xã bao gồm xã Phú Tân (thuộc huyện Châu Thành), xã Trường Khánh (thuộc huyện Long Phú).
  • Phía Đông: tiếp giáp với các xã bao gồm xã Châu Khánh (thuộc huyện Long Phú), xã Tân Hưng.

Thông tin, bản đồ Quy hoạch mở rộng thành phố Sóc Trăng

3.1 Phân khu chức năng:

  • Tại hệ thống của khu vực trung tâm thành phố bao gồm: Trung tâm hỗn hợp và các trung tâm chuyên ngành (trung tâm hành chính; trung tâm dịch vụ, du lịch, thương mại; trung tâm văn hóa, tín ngưỡng; trung tâm thể dục thể thao; trung tâm giáo dục và đào tạo; trung tâm y tế…)
  • Các khu đô thị nhà ở gồm có các khu ở đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp và tân trang; các khu ở đô thị mới và các khu dân cư nông thôn được đô thị hóa
  • Các địa điểm công cộng, các cơ quan khác trực thuộc quản lý của đô thị
  • Các khu vực cây xanh, thể dục thể thao, công viên, quảng trường
  • Các khu – cụm công nghiệp, khu dịch vụ cảng và kho tàng; khu công nghệ, nhà xưởng
  • Các khu vực an ninh quốc phòng
  • Các khu dự trữ để phát triển đô thị mới
  • Các khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển du lịch sinh thái; khu phát triển nông thôn
Bản đồ quy hoạch mở rộng thành phố Sóc Trăng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Bản đồ quy hoạch mở rộng thành phố Sóc Trăng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

3.2 Định hướng kế hoạch tổ chức không gian đô thị mới tỉnh Sóc Trăng

Khu vực quy hoạch Sóc Trăng định hướng không gian đô thị mới được chia thành 05 phân vùng phát triển đô thị. Cụ thể:

  • Phân vùng trung tâm: Đây là thành phố cũ, một trung tâm lịch sử truyền thống, nơi chủ yếu có các cơ quan và chi nhánh. Nó là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và giáo dục của thành phố Sóc Trăng và là khu dân cư trong thành phố. Khu sử dụng hỗn hợp, khu ở rải rác, khu ở tập trung. Phương hướng xây dựng và chuyển đổi khu vực này nhằm nâng cao vai trò, vị thế và chức năng là trung tâm giao lưu thương mại, dịch vụ, văn hóa và du lịch, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo của tỉnh.
  • Phân vùng phía Bắc: Hình thành và phát triển các khu du lịch sinh thái, nhà vườn, homestay liên quan đến khu Đô thị và Văn hóa Hồ Nước Ngọt. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư mở rộng Khu công nghiệp An Nghiệp; đầu tư các cụm công nghiệp đô thị; phát triển các khu dịch vụ cảng nội địa, dịch vụ bến bãi để phát triển kinh tế.
  • Phân vùng phía Đông: Hình thành trung tâm với trung tâm hành chính, trung tâm thể dục thể thao, quảng trường trung tâm thành phố, trung tâm dịch vụ thương mại mới, huyện lâm nghiệp,… làm động lực phát triển và tập trung thu hút đầu tư. ; Phát triển khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở phía đông để làm đẹp khu đất kho báu của bến tàu phía Tây kênh Phú Hữu – Bãi Xàu.
  • Phân vùng phía Tây: Có vị trí thuận lợi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao và thúc đẩy ngành nghỉ dưỡng, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của thành phố và vùng. Là đầu mối giao thông quan trọng của thành phố với tuyến Quốc lộ 1.
  • Phân vùng phía Nam: Lấy trung tâm thị trấn Mỹ Xuyên cũ làm trọng tâm phát triển cho  phía Nam; định hướng phát triển các khu dân cư. Hình thành vùng trung tâm giáo dục đào tạo kết hợp trung tâm thương mại, khu bảo tồn Chùa Mahatup, khu tôn giáo và công viên cây xanh đô thị của thành phố.

Thông tin, bản đồ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng

4.1 Hiện trạng sử dụng đất ở Sóc Trăng

Theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Thành Trí, nhằm phục vụ và thực hiện tốt công tác quy hoạch Sóc Trăng, quản lý sử dụng đất trong mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng; công tác kiểm kê, quản lý đất đai của tỉnh, đã thống kê chặt chẽ hiện trạng đất đai trên địa bàn. Ông Lê Thành Trí cũng lưu ý thêm, Ngành Địa chính phải thường xuyên cập nhật hiện trạng đất đai, sử dụng đất đai để hỗ trợ tăng cường quản lý và tham mưu cho UBND tỉnh theo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới.

4.2 Cơ cấu sử dụng đất:

Chi tiết cơ cấu sử dụng các loại đất hiện nay tại Sóc Trăng
Chi tiết cơ cấu sử dụng các loại đất hiện nay tại Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng thành phố Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng thành phố Sóc Trăng

Thông tin, bản đồ Quy hoạch các tuyến đường giao thông thành phố Sóc Trăng

5.1 Đường bộ:

  • Tuyến Quốc lộ 1: là cầu nối quan trọng với tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ (ở phía Bắc), tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau (ở phía Nam). Lộ giới được quản lý theo quy hoạch chuyên ngành giao thông tỉnh. Đối với đoạn đi qua địa phận thành phố Sóc Trăng có lộ giới là 55m (bao gồm cả đoạn tuyến tránh thành phố Sóc Trăng). Riêng đối với đoạn đi qua khu vực trung tâm thành phố (đã có tuyến tránh) có lộ giới quy hoạch là 34m. Được định hướng quy hoạch là đường cấp đô thị, loại đường trục chính đô thị.
  • Tuyến Quốc lộ 60: Đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với tỉnh Trà Vinh, Bến Tre ở phía Bắc. Theo quy hoạch Sóc Trăng đối với chuyên ngành giao thông tỉnh, lộ giới đối với đoạn đi qua địa bàn thành phố Sóc Trăng là 40m (bao gồm cả đoạn tuyến tránh thành phố Sóc Trăng).
  • Các tuyến Đường tỉnh (932, 933, 934, 935, 938): Giữ vai trò liên kết thành phố Sóc Trăng với các đô thị còn lại trong tỉnh. Lộ giới là 44m, được quản lý theo quy hoạch chuyên ngành giao thông. Đối với đoạn đường chính đi qua thành phố Sóc Trăng được định hướng là đường cấp khu vực, có lộ giới từ 22m – 35m.
  • Các hướng tuyến đường huyện được rà soát, đảm bảo phù hợp với định hướng đô thị hóa của khu vực, lộ giới được quy hoạch là 16m đến 25m.
  • Dự án Đường Vành đai 1: Được quy hoạch hoàn thiện kết nối và đồng bộ, bao gồm các tuyến đường Quốc lộ 1 giao với đường Phú Lợi, đường Lê Duẩn. Đoạn tuyến mới cắt qua đường Tôn Đức Thắng, chạy dọc ranh giới khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt. Lộ giới quy hoạch trong từng đoạn là 26m đến 30m.
  • Dự án đường Vành đai 2 Sóc Trăng: Theo quy hoạch Sóc Trăng, dự án được hình thành trên cơ sở định hướng các tuyến đường tránh Quốc lộ 60 và tuyến đường tránh Quốc lộ 1. Các tuyến còn lại được mở rộng, đổi mới với quy mô mặt cắt là 40m, giữ vai trò lề đường chính đô thị, đi qua khu hành chính mới của các tỉnh nối với tuyến tránh Quốc lộ 1.
Bản đồ quy hoạch các hệ thống giao thông tại Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch các hệ thống giao thông tại Sóc Trăng

5.2 Đường thủy:

  • Sông Saintard: nằm trên kênh Phú Hữu Bãi Xậu, là tuyến giao thông thủy đạt tuyến độ cấp III, kênh Quốc gia (tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau). Tuyến này có luồng lưu thông không hạn chế đối với các phương tiện sông. Cho phép tàu tự hành và ghe máy các loại có trọng tải đến 100 DWT, sà lan có trọng tải 250  thông thuận lợi. Trong định hướng quy hoạch Sóc Trăng, sông Saintard sẽ trở thành dòng sông đóng vai trò trong vận tải thủy gắn kết với cảng Đại Ngãi và cảng Trần Đề. Nhằm phục vụ cho việc trung chuyển hàng hóa trong khu vực, hệ thống bến thủy nội địa được triển khai xây dựng dọc theo bố trí hai bên sông.
  • Sông Maspero: đây là tuyến sông tỉnh quản lý có độ sâu trung bình 2.50m, chiều rộng trung bình 50 m. Hiện tại, sống đạt loại sông cấp V, duy trì luồng lạch đủ độ sâu để phương tiện thủy hoạt động bình thường. Bên cạnh việc đóng vai trò giao thông đường thủy, tuyến sông này còn là tuyến cảnh quan chính của thành phố Sóc Trăng. Do đó, nó được định hướng quy hoạch và phát triển để phục vụ các tàu chở khách du lịch dọc theo sông.
  • Quy hoạch Sóc Trăng đường thuỷ cũng bao gồm khơi thông, nạo vét, mở rộng các tuyến kênh, sông trong thành phố. Đảm bảo các vùng lân cận đầy đủ các phương tiện đi lại phục vụ du lịch, giải trí và sản xuất. Giải pháp xây dựng chuỗi hồ điều hòa được đề xuất với mục tiêu là điều tiết nước cho thành phố Sóc Trăng vào mùa khô, và mùa mưa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trên đây là những thông tin về đề án quy hoạch Sóc Trăng chi tiết và mới nhất. Hy vọng nó sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình đất tại khu vực Sóc Trăng, từ đó tìm ra được hướng đầu tư phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo các dự án đầu tư vào thị trường Sóc Trăng tại Hưng Võ Land.

=> XEM THÊM: Mặt bằng Garden Home Sóc Trăng: Quy hoạch và thiết kế đẳng cấp châu Âu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *